Thuê phòng trọ cần những gì? Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Mỗi năm cứ vào năm học mới, các khu trọ trong những thành phố lớn lại trở nên tấp nập hơn bao giờ hết. Bởi nhu cầu thuê trọ của sinh viên nhập học, công nhân đi làm ngày càng nhiều Thế nhưng, thuê phòng trọ cần những gì? Mời bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng Tromoi nhé!

1. Thuê phòng trọ cần những giấy tờ gì?

Khi bắt đầu quyết định chốt thuê một phòng trọ thì cần những giấy tờ cơ bản nào là thắc mắc của rất nhiều người. Loại giấy tờ đầu tiên và quan trọng nhất trong đó là CMND hoặc CCCD để chủ trọ kiểm tra tên tuổi, địa chỉ và lai lịch của bạn. Riêng đối với những trường hợp bạn muốn ký hợp đồng thuê trọ lâu dài thì nên mang theo một số loại giấy tờ như sau:

  • Bản sao CMND hoặc CCCD

  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (nếu có)

  • Hợp đồng ủy quyền.

thuê phòng trọ cần giấy tờ gì

Hợp đồng cho thuê trọ cần công chứng đầy đủ (Nguồn: Luật Việt Nam)

2. Người thuê trọ có cần phải ký hợp đồng không?

Nếu bạn thắc mắc người thuê trọ cần phải ký hợp đồng không thì câu trả lời là có nhé! Theo như quy định của nhà nước, hợp đồng cho thuê trọ phải được lập thành văn bản và có đầy đủ các nội dung: Họ tên, địa chỉ hai bên, mô tả đặc điểm nhà cho thuê, thời hạn và phương thức thanh toán tiền thuê nhà để bên thuê và bên cho thuê cùng thống nhất.

>> Xem thêm:

cho thuê phòng trọ cần những gì

Người thuê trọ cần ký hợp đồng theo quy định Nhà nước (Nguồn: Smartos)

Thông thường, đối với hợp đồng cho thuê nhà thì không nhất thiết phải công chứng. Thế nhưng, để tránh xảy ra những rủi ro không đáng có thì bạn cần công chức hợp động thuê nhà để chắc chắn quyền lợi của mình.

Trong hợp đồng có những điều khoản sau thì bạn cần lưu ý:

  • Kỳ hạn thuê nhà là trong bao lâu

  • Trong hợp đồng cần liệt kê thông tin về phí thuê, tiền cọc và các loại phí khác

  • Điểm cần lưu ý trước ngày kết thúc hợp đồng

  • Những vấn đề liên quan đến các điều khoản quan trọng trong hợp đồng.

>> Có thể bạn quan tâm: Chấm dứt hợp đồng thuê phòng trọ có được trả lại tiền cọc không?

3. Những điều cần nắm khi thuê trọ để tránh bị phạt

Trong luật cư trú đã nêu rõ bất cứ ai đến sinh sống tại chỗ ở mới ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký tạm trú để lao động, học tập hoặc vì một mục đích nào khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú lại địa điểm đó. Do vậy, khi thuê trọ tại bất cứ một địa phương nào khác ngoài đơn vị hành chính đã đăng ký thì bạn cần đăng ký tạm trú tại địa phương - nơi thuê trọ đó  trong vòng 30 ngày để tránh bị phạt. Một thông tin khác dành cho bạn là nếu không đăng ký tạm trú theo quy định, bạn sẽ có thể bị phạt từ 500.000 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.

4. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Khi ở trọ, bạn cần đăng ký tạm trú theo quy định. Vậy thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ như thế nào? Dưới đây sẽ là cách nộp hồ sơ và những loại giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị.

Bước 1: Chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:

  • CMND, thẻ căn cước hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an địa phương nơi đăng ký thường trú.

  • Bản khai nhân khẩu.

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

  • Chuẩn bị giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.

  • Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp.

  • Nếu không có một trong các giấy tờ để chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định thì bạn cần chuẩn bị bản cam kết chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng.

Bước 2: Nộp hồ sơ, giấy tờ đăng ký tạm trú tại cơ quan Công an khu vực tạm trú

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ, bạn hãy đến Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú để nộp. Cán bộ sẽ tiếp nhận và nếu giấy tờ của bạn hợp lệ thì họ sẽ tiến hành đăng ký tạm trú cho bạn trong khoảng thời gian 03 ngày.

>> Xem thêm:

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ (Nguồn: Hiểu Luật)

Như vậy, bài viết trên Tromoi đã chia sẻ đến bạn những thông tin và vấn đề liên quan đến việc thuê phòng trọ cần những gì và thủ tục đăng ký tạm trú khi ở trọ. Đừng quên theo dõi trang của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin mới nhất nhé!