Hồ sơ đăng ký tạm trú 2025 mới nhất gồm những gì?

Khi chuyển đến sinh sống tại một địa phương mới, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ pháp lý quan trọng giúp đảm bảo quyền lợi cá nhân trong sinh hoạt, học tập, lao động, cũng như dễ dàng hơn trong các thủ tục hành chính. Vậy hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật chi tiết và chính xác nhất theo quy định mới nhất.

1. Hồ sơ đăng ký tạm trú 2025 gồm những gì?

Để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú năm 2025, người dân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định pháp luật hiện hành. Vậy cụ thể hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01): Đây là biểu mẫu chính thức do Bộ Công an ban hành. Trường hợp người đăng ký là người chưa thành niên, tờ khai phải có ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ khi đã có văn bản đồng ý riêng. Người đăng ký tạm trú cần kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin về nhân thân, chỗ ở hiện tại, lý do tạm trú, thời gian tạm trú… Đối với trẻ vị thành niên, mẫu khai phải có chữ ký xác nhận của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Mẫu CT01 có thể tải trực tiếp trên Cổng dịch vụ công hoặc lấy tại Công an xã/phường nơi đăng ký.

Quảng cáo

hồ sơ đăng ký tạm trú cần những gìTờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu CT01 (Nguồn: Hướng dẫn Cộng Đồng)

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp: Theo Nghị định 154/2024/NĐ-CP, các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất.

  • Hợp đồng mua bán, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở có công chứng hoặc chứng thực.

  • Giấy tờ về việc giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết.

  • Giấy tờ của cơ quan, tổ chức về việc cấp, sử dụng, chuyển nhượng nhà ở hoặc tạo lập nhà trên đất do cơ quan, tổ chức giao.

  • Giấy xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu, nếu không có các giấy tờ khác.

Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên, người đăng ký tạm trú cần cung cấp văn bản cam kết về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình, không có tranh chấp về quyền sử dụng và đang sinh sống ổn định, lâu dài tại chỗ ở đó. Nội dung văn bản cam kết bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú, thông tin về chỗ ở đề nghị đăng ký tạm trú và cam kết của công dân.

hồ sơ xin tạm trú gồm những gìHồ sơ đăng ký tạm trú cần tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (Nguồn: Infographics)

2. Các hình thức đăng ký tạm trú hiện nay

Thực hiện đăng ký tạm trú trong năm 2025 có thể linh hoạt qua hai hình thức đăng ký trực tuyến hoặc đăng ký online.

2.1. Đăng ký trực tiếp tại Công an cấp xã/phường

Đây là cách truyền thống, người dân đến trực tiếp Công an xã, phường nơi mình đang tạm trú để nộp hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các giấy tờ như đã nêu trên. Sau khi tiếp nhận, cán bộ công an sẽ kiểm tra và hướng dẫn nếu cần bổ sung thông tin.

Quy trình:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu.

- Bước 2: Đến nộp tại bộ phận tiếp nhận của Công an xã, phường.

- Bước 3: Cán bộ kiểm tra, tiếp nhận và cấp biên nhận.

- Bước 4: Nhận kết quả theo lịch hẹn.

2.2. Đăng ký online qua Cổng dịch vụ công

Một hình thức tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn là đăng ký tạm trú online thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công an. Người dân chỉ cần tạo tài khoản, điền thông tin và tải lên các giấy tờ trong hồ sơ xin tạm trú gồm những gì đã chuẩn bị từ trước. Sau đó nộp và theo dõi kết quả trên hệ thống.

Quy trình thực hiện như sau:

- Bước 1: Đăng nhập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

- Bước 2: Chọn mục "Đăng ký, Quản lý cư trú".

- Bước 3: Chọn "Đăng ký tạm trú".

- Bước 4: Điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu trực tuyến và tải lên các giấy tờ cần thiết.

- Bước 5: Gửi hồ sơ và chờ phản hồi từ cơ quan chức năng.

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký tạm trú online cũng yêu cầu đầy đủ như hồ sơ trực tiếp. Do đó, cần chuẩn bị sẵn bản scan rõ nét của toàn bộ giấy tờ.

làm hồ sơ tạm trú cần những gìĐăng ký tạm trú online qua Cổng dịch vụ công (Nguồn: Hướng dẫn cộng đồng)

Ngoài ra, người dân cũng có thể sử dụng ứng dụng VNeID để đăng ký tạm trú online. Quy trình thực hiện tương tự như trên, với các bước cụ thể được hướng dẫn trên ứng dụng.

Các hình thức trên đều yêu cầu hồ sơ đăng ký tạm trú cần những gì phải đảm bảo đầy đủ, chính xác. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào điều kiện đăng ký tạm trú và sự thuận tiện của người đăng ký.

Ngoài việc biết rõ hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những gì, người dân cũng cần lưu ý một số điểm sau để tránh mất thời gian, công sức:

-  Không cần sổ hộ khẩu giấy: Từ năm 2023, sổ hộ khẩu giấy đã chính thức bị khai tử. Tất cả thông tin cư trú của người dân hiện đã được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Ưu tiên sử dụng định danh điện tử (VNeID): Nếu bạn đã đăng ký tài khoản định danh cá nhân (cấp độ 1 hoặc 2) thì có thể dùng ứng dụng VNeID để đăng ký tạm trú, thay thế hoàn toàn thủ tục giấy tờ truyền thống.

- Một số đối tượng được miễn lệ phí tạm trú: Theo Thông tư 75/2022/TT-BTC, các trường hợp sau được miễn lệ phí đăng ký tạm trú:

  • Người có công với cách mạng

  • Hộ nghèo, cận nghèo

  • Trẻ em dưới 16 tuổi

  • Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng

3. Thời hạn đăng ký tạm trú ở một nơi là bao lâu?

Thời hạn của đăng ký tạm trú không phải là vô thời hạn. Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020, mỗi lần đăng ký tạm trú chỉ có hiệu lực tối đa 24 tháng. Sau thời gian này, người dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú nếu vẫn tiếp tục sinh sống tại nơi đó.

Gia hạn như thế nào?

- Thời gian nộp hồ sơ gia hạn: Trong vòng 15 ngày trước khi tạm trú hết hạn

- Hồ sơ tương tự như đăng ký mới

- Có thể thực hiện trực tiếp hoặc online

Nếu không gia hạn thì sao?

- Cơ quan công an sẽ tiến hành xóa đăng ký tạm trú

- Bạn có thể bị xử phạt hành chính nếu tiếp tục lưu trú mà không khai báo

Do đó, khi đã nắm rõ hồ sơ đăng ký tạm trú cần những gì, bạn cũng nên ghi chú lại thời gian hết hạn tạm trú để kịp thời gia hạn đúng luật.

Việc đăng ký tạm trú là một thủ tục hành chính bắt buộc và không quá phức tạp nếu bạn nắm rõ quy định. Trong năm 2025, với những cải tiến trong quản lý dân cư, công dân có thể linh hoạt thực hiện việc này theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Để tránh bị từ chối hồ sơ, bạn cần hiểu rõ hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những gì, chuẩn bị đầy đủ và khai báo trung thực. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi hồ sơ xin tạm trú gồm những gì, đồng thời có thêm kiến thức để thực hiện thủ tục một cách thuận lợi và đúng pháp luật.

hồ sơ xin tạm trú gồm những gìThời hạn đăng ký tạm trú trong vòng 15 ngày (Nguồn: Nasaland)

Hy vọng rằng, bài viết trên của Trọ mới đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về hồ sơ đăng ký tạm trú gồm những gì, các hình thức cũng như thời hạn đăng ký tạm trú ở một nơi.

>> Các bài viết liên quan: