Kinh nghiệm tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ

Cách Nhận biết băng lừa đảo giả danh thuê nhà trọ

Lừa gạt xuất hiện tràn lan, trong từng ngõ ngách của thành phố. Tung ra các chiêu trò để đánh vào những điểm yếu nhất của sinh viên. Để phòng tránh các chiêu lừa, người đi thuê phòng trọ - nhà trọ cần tự trang bị cho bản thân những hiểu biết nhất định và đề phòng các biểu hiện dưới đây:

  1. Nhà trọ - phòng trọ cho thuê có giá rẻ hơn so với mặt bằng chung. Ví dụ quận Bình Thạnh, Gò Vấp giá nhà chỉ từ 900.000 - 1.300.000 đồng/tháng.
  2. Thông tin trên tờ rơi nêu ra nhiều điểm thuận tiện, hợp tiêu chí chọn nhà như gần trung tâm, vệ sinh riêng, nước chủ nhà bao, điện trả theo giá nhà nước, cáp, wifi miễn phí, có chỗ để xe…
  3. Nhà trọ cho thuê thường đa số là những ngôi nhà nguyên căn.
  4. Giấy đặt cọc ghi không rõ ràng, chỉ ghi tiền đặt cọc, ngày đặt cọc, và không đến ở, mất tiền cọc.
  5. Không có đồng hồ điện nước riêng. Điện nước chia đều

Kinh nghiệm tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ

NativeAd from Google

Khi đi thuê nhà trọ - phòng trọ, ngoài tìm hiểu trên mạng, sinh viên cần đến tận nơi để kiểm tra nhà trọ - phòng trọ. Khi sinh viên “giao tiền” của mình cho phía cho thuê nhà trọ - phòng trọ, cần chú ý những điều sau:

  1. Tìm hiểu thông tin về phòng trọ, lấy số điện thoại trên tin quảng cáo mà tra Facebook, Zalo, Viber, Google xem có thông tin cá nhân không. Cái này cũng để biết thêm về chủ nhà thôi chứ cũng không khẳng định được gì.
  2. Kiểm tra nhà trọ - phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có ổn và an toàn không?
  3. Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ - phòng trọ:
    • - Chủ nhà trọ - phòng trọ là ai. 
    • - Giờ giấc ra vào
    • - Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
    • - Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc),
    • - Ngoài những phí cơ bản còn có bất kỳ khoản phí nào khác nữa hay không?
    • - Có đồng hồ điện nước riêng hay không?
    • - Giấy đặt cọc giữ phòng phải ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng các thông tin mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy đặt cọc giữ chỗ phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Tiền đặt cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra.
  4. Trong lúc xem phòng hỏi kỹ các thông tin như: chủ nhà trọ là ai? Ai là người chịu trách nhiệm thuê và thu tiền? Giờ giấc ra vào? Các chi phí: tiền phòng, điện nước, wifi, giữ xe,… Còn có những chi phí nào “phát sinh” không? Nhớ nhé: CHI PHÍ PHÁT SINH
  5. Cuối cùng là ngày ký hợp đồng thuê trọ. Sinh viên phải đọc kĩ hợp đồng để xem hợp đồng có rõ ràng ngày tháng và các điều khoản hay không, đầy đủ thông tin chưa, có quy định bồi thường gì trong hợp đồng hay không? Tránh “tiền mất tật mang”.
  6. Và để có nhận quyết định đúng đắn, rủ vài đứa bạn thân đi cùng. Tụi nó sẽ cho bạn những nhận xét khách quan.

Ngoài ra, các bạn sinh viên nên tìm sự hỗ trợ từ các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên; phòng hỗ trợ sinh viên trong trường đại học. Các trung tâm hỗ trợ sinh viên sẽ cung cấp cho bạn những địa chỉ nhà trọ - phòng trọ uy tín. Đồng thời Trọ Mới sẽ cố gắng chắc lọc thông tin trọ có giá trị nhất cho các bạn. Nhưng phần chính vẫn là ở sự cẩn thận của các bạn, thì không kẻ gian nào lợi dụng được.


Trọ Mới - Website tìm trọ công nghệ 4.0