Thuê nhà đặt cọc bao nhiêu thì mới đúng quy định?
Khi thuê nhà, khoản tiền đặt cọc thường là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sự ràng buộc giữa người thuê và chủ nhà. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc liệu thuê nhà đặt cọc bao nhiêu là hợp lý và đúng với quy định pháp luật? Việc hiểu rõ về đặt cọc không chỉ giúp bạn tránh được những rủi ro tài chính mà còn đảm bảo quyền lợi của cả hai bên trong suốt quá trình thuê nhà.
1. Tiền đặt cọc là bao nhiêu khi ký hợp đồng thuê nhà trọ?
Khi ký hợp đồng thuê nhà trọ, một trong những vấn đề quan trọng mà người thuê và chủ nhà cần thỏa thuận chính là khoản tiền đặt cọc. Vậy thuê nhà đặt cọc bao nhiêu bao nhiêu?
Đầu tiên, bạn cần nắm rõ khái niệm về đặt cọc. Đặt cọc là một giao dịch dân sự trong đó một bên (bên đặt cọc) giao cho bên còn lại (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được thực hiện, khoản tiền đặt cọc này sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào nghĩa vụ thanh toán nếu có. Tuy nhiên, nếu bên đặt cọc không thực hiện hợp đồng, khoản tiền này sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
Theo Bộ luật Dân sự, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về quy định về tiền cọc thuê nhà. Điều này có nghĩa là tiền đặt cọc sẽ do hai bên (người thuê và chủ nhà) tự thỏa thuận. Tuy nhiên, mục đích của tiền đặt cọc là để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thuê nhà trọ như là một khoản cam kết thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê nhà đầy đủ và đúng hạn, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cả hai bên trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Thông thường, khoản tiền đặt cọc khi ký hợp đồng thuê nhà trọ dao động từ 1 đến 3 tháng tiền thuê nhà tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Mặc dù không có quy định cụ thể đặt cọc tiền thuê nhà bao nhiêu, nhưng mức này thường được các chủ nhà áp dụng nhằm bảo đảm rằng người thuê sẽ thực hiện đúng cam kết, đồng thời cũng giúp chủ nhà có thể bù đắp được các khoản chi phí phát sinh trong trường hợp người thuê vi phạm hợp đồng.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: AnPhatLand)
2. Các bên liên quan đến đặt cọc thuê nhà có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, các quyền và nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc thuê nhà được quy định cụ thể để đảm bảo sự minh bạch trong giao dịch.
2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc
Bên đặt cọc, người giao tài sản đặt cọc (thường là tiền), có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Yêu cầu bảo quản tài sản đặt cọc: Bên đặt cọc có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng sử dụng, khai thác hoặc giao dịch tài sản đặt cọc, đồng thời bảo quản tài sản để không bị mất mát hay giảm giá trị.
- Được phép trao đổi tài sản đặt cọc: Nếu bên nhận đặt cọc đồng ý, bên đặt cọc có thể thay thế hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia các giao dịch dân sự khác.
- Thanh toán chi phí bảo quản:Bên đặt cọc phải thanh toán chi phí hợp lý để bảo quản tài sản, nhằm đảm bảo tài sản không bị hư hỏng hoặc mất giá trị.
- Thực hiện nghĩa vụ pháp lý: Bên đặt cọc phải đăng ký quyền sở hữu tài sản (nếu cần) hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật để bảo đảm quyền lợi cho bên nhận đặt cọc.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc
Bên nhận đặt cọc, người tiếp nhận tài sản đặt cọc, có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Yêu cầu chấm dứt giao dịch với tài sản đặt cọc: Bên nhận đặt cọc có quyền yêu cầu bên đặt cọc dừng thay thế, giao dịch hoặc sử dụng tài sản đặt cọc nếu không có sự đồng ý của mình.
- Sở hữu tài sản đặt cọc trong một số trường hợp: Nếu bên đặt cọc vi phạm cam kết hoặc từ chối thực hiện hợp đồng, bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc như một hình thức bồi thường.
- Bảo quản tài sản đặt cọc: Bên nhận đặt cọc có trách nhiệm bảo quản tài sản, không được tự ý khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự khác khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc.
Hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quy định đặt cọc thuê nhà là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong giao dịch. Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và tuân thủ quy định pháp luật sẽ giúp các bên tránh được rủi ro và tranh chấp phát sinh.
3. Lưu ý khi đặt cọc tiền thuê nhà
- Tiền đặt cọc thuê nhà có tính lãi suất không?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không bắt buộc phải áp dụng lãi suất cho khoản tiền đặt cọc thuê nhà. Khi ký kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà, thông thường người thuê chỉ cần thanh toán số tiền đặt cọc cho chủ nhà, và chủ nhà sẽ giữ số tiền này để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Phần lớn các trường hợp, chủ nhà sẽ áp dụng lãi suất 0%, tức là không tính lãi suất cho khoản tiền đặt cọc. Điều này được thực hiện để tránh những tranh chấp hoặc rắc rối không đáng có liên quan đến khoản tiền này. Tuy nhiên, người thuê nên hỏi rõ và thỏa thuận cụ thể với chủ nhà về việc tiền đặt cọc có được tính lãi suất hay không. Nếu các bên đồng ý về việc áp dụng lãi suất, cần ghi rõ trong hợp đồng để đảm bảo tính minh bạch và tránh hiểu lầm.
Tóm lại, dù việc tính lãi suất không phổ biến, nhưng người thuê vẫn cần cẩn trọng trong việc tìm hiểu và đàm phán các điều khoản liên quan đến quy định đặt cọc thuê nhà để đảm bảo quyền lợi của mình.
- Tiền đặt cọc thuê nhà có lấy lại được không?
Tiền đặt cọc thuê nhà có thể được lấy lại nhưng điều này phụ thuộc vào việc bạn và chủ nhà có tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hay không. Dưới đây là những điểm cần lưu ý để đảm bảo bạn có thể lấy lại khoản tiền này.
-
Ghi lại hiện trạng ban đầu của phòng thuê: Trước khi chuyển vào, hãy chụp ảnh hoặc quay video toàn bộ căn phòng, đặc biệt những khu vực có dấu hiệu xuống cấp hoặc hư hỏng. Các bằng chứng này nên được gửi qua email hoặc tin nhắn cho chủ nhà để đảm bảo tính minh bạch. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị “gán lỗi” khi chủ nhà kiểm tra lại căn phòng lúc bạn chuyển đi.
-
Thông báo trước khi chuyển đi: Khi muốn chuyển đi, hãy thông báo với chủ nhà trước khoảng 15–30 ngày, tùy thuộc vào thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng. Việc thông báo đột ngột có thể khiến chủ nhà từ chối trả lại tiền đặt cọc với lý do không được báo trước để tìm người thuê mới. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ thời gian thuê như đã cam kết trong hợp đồng. Nếu tự ý dừng hợp đồng hoặc vi phạm các điều khoản đã ký, việc lấy lại tiền đặt cọc sẽ trở nên rất khó khăn.
-
Dọn dẹp phòng sạch sẽ trước khi trả lại: Trước khi rời đi, bạn cần thu dọn sạch sẽ đồ đạc cá nhân và vệ sinh căn phòng gọn gàng. Đừng để lại bất cứ tài sản nào trong phòng, ngay cả những món đồ không còn sử dụng. Nhiều trường hợp, chủ nhà khó tính có thể cho rằng bạn chưa dọn đi hoàn toàn và sẽ yêu cầu bạn trả thêm tiền thuê cho khoảng thời gian “chưa bàn giao phòng”. Họ thậm chí có thể trừ vào tiền đặt cọc của bạn. Vì vậy, việc đảm bảo căn phòng sạch sẽ, trống trải là rất quan trọng.
-
Cam kết thực hiện đúng thỏa thuận: Nếu bạn thực hiện đúng mọi cam kết trong hợp đồng, giữ gìn căn phòng trong tình trạng tốt và thông báo đầy đủ trước khi chuyển đi, khả năng lấy lại tiền đặt cọc sẽ rất cao. Ngược lại, bất kỳ vi phạm nào cũng có thể trở thành lý do để chủ nhà giữ lại một phần hoặc toàn bộ số tiền này.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Luật Minh Khuê)
Trong bài viết trên, Trọ mới đã chia sẻ những thông tin về việc thuê nhà đặt cọc bao nhiêu. Việc hiểu rõ quy định về tiền đặt cọc cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sẽ giúp người thuê và chủ nhà tránh được các tranh chấp không đáng có. Hãy luôn chắc chắn rằng, các điều khoản liên quan đến tiền đặt cọc được ghi rõ trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình.
>> Các bài viết liên quan: