Nhượng phòng trọ là gì? Trình tự, thủ tục sang nhượng phòng trọ
Việc sang nhượng phòng trọ diễn ra rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ những quy định của pháp luật có thể khiến bạn gặp một số rắc rối. Trong bài viết này, Trọ mới sẽ giải đáp về việc nhượng phòng trọ là gì và các bước quan trọng trong thủ tục sang nhượng phòng trọ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Nhượng phòng trọ là gì?
Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trường hợp người thuê sau khi ký hợp đồng với chủ trọ và chưa có nhu cầu sử dụng hoặc muốn đổi chỗ ở. Tuy nhiên, hợp đồng vẫn còn thời hạn và họ không muốn lãng phí tiền đặt cọc thì có thể lựa chọn cách sang nhượng phòng trọ lại cho một người thuê mới. Vậy những lợi ích của việc nhượng phòng trọ là gì?
- Người chủ cũ sang nhượng lại phòng trọ có thể thu hồi lại một phần tiền cọc phòng trong hợp đồng đã ký. Còn về người thuê mới muốn sang nhượng thì lại không cần tốn nhiều thời gian tìm phòng và nếu không muốn ký hợp đồng lâu dài thì đây cũng là một điểm cộng trong việc sang nhượng phòng trọ.
- Khi nhượng lại phòng trọ, người thuê mới sẽ được chủ cũ cung cấp lại những điều khoản có trong hợp đồng, giá phòng 1 tháng, các loại phí khi thuê phòng trọ, chi phí phát sinh…
- Nhượng lại phòng trọ là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn không chỉ vì tính tiện lợi mà còn có thể tiết kiệm chi phí cho những người muốn thay đổi chỗ ở.
Quảng cáo
Nhượng phòng trọ là một hình thức được rất nhiều người quan tâm (Nguồn ảnh: Iproperty)
2. Người đi thuê có được sang nhượng phòng trọ cho bên thứ ba không?
Theo quy định pháp luật, người thuê phòng trọ có thể nhượng phòng nếu được sự đồng ý của chủ nhà. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của các bên, bao gồm người thuê mới, người thuê cũ và chủ sở hữu phòng trọ. Vì vậy, trước khi tiến hành, người đi thuê nên kiểm tra rõ các điều khoản trong hợp đồng thuê trọ và xin ý kiến của chủ nhà.
Cụ thể, căn cứ theo Điều 475 Bộ Luật Dân sự 2015: “Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê nếu được bên cho thuê đồng ý”. Điều 34 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cũng quy định về quyền của bên thuê phòng trọ như sau:
-
Yêu cầu chủ cho thuê phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác phòng trọ hay nhà ở.
-
Yêu cầu chủ cho thuê mua giao nhà hay phòng trọ bao gồm cả hồ sơ liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng.
-
Yêu cầu chủ cho thuê làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho đến khi thời hạn hợp đồng kết thúc thời hạn.
-
Được cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà, phòng trọ và được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, phòng trọ cho bên thuê lại.
-
Yêu cầu chủ cho thuê phải sửa chữa những phần hư hỏng của nhà, phòng trọ trong thời hạn thuê mà không phải do lỗi của mình gây ra.
-
Yêu cầu chủ cho thuê bồi thường thiệt hại nếu lỗi xuất phát từ bên cho thuê.
-
Có quyền sở hữu nhà, phòng trọ kể từ thời điểm đã thanh toán đủ tiền cho chủ nhà.
-
Các quyền khác trong hợp đồng thuê nhà, thuê phòng trọ, công trình xây dựng.
Bên thuê có quyền sang nhượng lại phòng trọ nếu chủ thuê đồng ý (Nguồn ảnh: Định giá nhà đất)
3. Những lưu ý khi nhượng lại phòng trọ là gì?
Khi cần nhượng lại phòng trọ, bạn nên cẩn thận để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và tránh rủi ro không mong muốn. Vậy những điều bạn cần lưu ý khi nhượng phòng trọ là gì?
Theo Điều 36 Luật Kinh doanh bất động sản 2014:
-
Bên thuê có quyền chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở, phòng trọ khi chủ cho thuê chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở, phòng trọ phải được lập thành văn bản chữ ký và xác nhận đồng ý của chủ cho thuê vào hợp đồng nhượng phòng trọ.
-
Bên thuê lại phải tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ với chủ cho thuê theo những thoả thuận trong văn bản hoặc hợp đồng chuyển nhượng phòng trọ, nhà ở.
-
Chủ cho thuê sau khi đã đồng ý phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên chuyển nhượng phòng trọ và không được thu bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến chuyển nhượng phòng trọ, nhà ở.
-
Bên thuê lại phòng trọ cuối cùng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
-
Việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, phòng trọ quy định tại Điều này không áp dụng đối với hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội.
>> Xem thêm:
4. Trình tự và thủ tục hợp đồng chuyển nhượng phòng trọ
Sau khi đã thống chất sang nhượng thì việc bạn nên lưu ý chính là cách nhượng phòng trọ chuẩn sao cho đảm bảo được quyền lợi của hai bên. Về cơ bản, thủ tục nhượng phòng trọ sẽ bao gồm các bước dưới đây:
-
Xác định rõ các điều khoản trong hợp đồng thuê về việc nhượng phòng.
-
Thông báo cho chủ nhà về nhu cầu chuyển nhượng.
-
Tìm kiếm người thuê mới và thỏa thuận các điều kiện rõ ràng.
-
Ký biên bản hoặc hợp đồng chuyển nhượng với sự đồng ý của chủ nhà.
Nhượng phòng không chỉ giúp người thuê tiết kiệm chi phí mà còn giúp chủ nhà tránh mất thời gian tìm người thuê mới. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra suôn sẻ, người thuê cần thực hiện đúng theo quy định pháp luật và giao dịch minh bạch. Nếu bạn đang tìm hiểu về nhượng phòng trọ là gì, hãy luôn ưu tiên quyền lợi và trách nhiệm của mình trong mọi tình huống. Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở, công trình xây dựng được thực hiện như sau:
- Lập văn bản và công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng.
-
Thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng theo Mẫu số 09 Mục Phụ lục của nghị định này giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. (Bấm vào link bên dưới để tải về Mẫu số 09).
-
Văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải được lập thành 06 bản:
- 02 bản do chủ đầu tư dự án lưu.
- 01 bản nộp cho cơ quan thuế.
- 01 bản nộp cho cơ quan nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận.
- 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu.
- 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu.
-
Không bắt buộc phải công chứng việc chuyển nhượng trong trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Trường hợp phải công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng thì phải có thêm 01 bản để lưu tại tổ chức hành nghề công chứng.
-
Các bên chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật sau khi công chứng.
- Nộp hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận hợp đồng chuyển nhượng.
-
Hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng bao gồm 06 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng kèm theo bản chính hợp đồng.
-
Trường hợp chuyển nhượng một hoặc một số nhà, công trình xây dựng trong tổng số nhà, công trình xây dựng đã thuê mua thì phải nộp bản chính hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng có nhà, công trình xây dựng chuyển nhượng đã ký với chủ đầu tư.
-
Giấy tờ chứng minh đã nộp thuế hoặc được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm xem xét, xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xác nhận từ các bên chuyển nhượng, chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm xem xét, xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản kinh phí nào.
-
Sau khi xác nhận vào các văn bản chuyển nhượng hợp đồng thuê, mua nhà, công trình xây dựng, chủ đầu tư giữ lại 02 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng và trả các giấy tờ còn lại cho các bên chuyển nhượng.
-
Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được chính thức chịu trách nhiệm về các quyền, nghĩa vụ với chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký kể từ ngày văn bản chuyển nhượng hợp đồng được chủ đầu tư xác nhận.
-
Các trường hợp chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ hai trở đi bên chuyển nhượng phải nộp đủ hồ sơ của các lần chuyển nhượng trước đó và thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều này.
-
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên nhận chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng.
- Giấy chứng nhận liên quan đất đai sẽ được Nhà nước cấp cho bên chuyển nhượng cuối cùng.
Việc sang nhượng phòng trọ cần thực hiện theo trình tự (Nguồn ảnh: MeeyLand)
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về việc sang nhượng phòng trọ. Hy vọng qua bài viết này của Trọ mới, bạn có thể giải đáp được thắc mắc nhượng phòng trọ là gì, những lưu ý và thủ tục nhượng phòng mới nhất để đảm bảo quyền lợi của mình khi đi thuê.
>> Các bài viết liên quan: