Chi phí ở trọ sinh viên 1 tháng là bao nhiêu?

Một năm học mới sắp bắt đầu, với những sinh viên ở xa nhà thì việc tìm được một phòng trọ ưng ý là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, với mức ngân sách khá hạn hẹp thì chi phí ở trọ sinh viên là điều rất được quan tâm. Vậy nên tìm trọ với mức chi phí như thế nào, tính toán các chi phí sao cho hợp lý? Hãy cùng Trọ Mới tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tiền thuê phòng 1 tháng của sinh viên ở trọ

1.1 Tiền thuê phòng khi ở trọ một mình

Địa điểm, khu vực trọ, diện tích phòng trọ, tiện ích và điều kiện cơ sở vật chất của khu trọ,... là những yếu tố then chốt quyết định giá thuê phòng trọ cho sinh viên ở Việt Nam. Trung bình, tiền thuê trọ cho sinh viên dao động từ khoảng 1,5 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, mức giá này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào vị trí và các tiện ích của khu trọ mà bạn đã thuê.

>> Xem thêm: Thuê phòng trọ một người ở, nên thuê phòng giá bao nhiêu thì hợp lý?

chi phí sinh viên khi ở trọ

Tiền thuê phòng trọ của sinh viên tùy thuộc vào vị trí và các tiện ích (Nguồn: Gia đình)

Để có ước tính cụ thể cho từng khu vực, bạn có thể tham khảo thông tin trên các trang web tìm nhà trọ cho sinh viên uy tín. Đồng thời, hãy tìm hiểu thêm về các tiện ích và cơ sở vật chất của khu trọ mình muốn thuê để đánh giá chính xác hơn chi phí ở trọ sinh viên tại khu vực đó.

Tùy thuộc vào loại hình thuê trọ mà chi phí ở trọ của sinh viên sẽ thay đổi đáng kể. Nếu bạn muốn có một không gian sống riêng tư, có thể tự do hoạt động mà không bị bất kỳ ai cản trở thì việc thuê trọ một mình sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, so với hình thức ở ghép thì sinh viên ở trọ một mình sẽ phát sinh nhiều chi phí hơn nên ngân sách cho việc ở trọ cũng sẽ cao hơn nhiều. Hơn nữa, bạn sẽ cần tự trang trí và trang bị đồ đạc cho căn hộ, điều này cũng làm tăng thêm chi phí.

>> Xem thêm:

1.2 Tiền thuê phòng trọ khi ở ghép

Ở ghép là một lựa chọn khá phổ biến ở các bạn sinh viên, bởi vì hình thức này giúp tiết kiệm chi phí và bạn có thể chia sẻ các khoản chi phí khác như chi phí điện, nước, internet với người ở trọ cùng với mình. Thêm vào đó, việc ở ghép còn mang lại cơ hội có một người bạn phòng, giúp giảm bớt cảm giác cô đơn và tăng cường giao lưu xã hội. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chọn bạn ghép phù hợp để tránh mâu thuẫn và tranh chấp có thể xảy ra.

>> Xem thêm:

các chi phí khi ở trọ

Ở ghép giúp sinh viên tiết kiệm chi phí khi ở trọ (Nguồn: SEU)

Chi phí ở trọ sinh viên khi ở ghép 2-3 người cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, khu vực, diện tích, tiện ích và cơ sở vật chất của khu trọ. Để ước tính được chi phí sinh viên khi ở trọ ghép, hãy tham khảo từ những người thân, bạn bè đang ở trọ xung quanh mình hoặc tham khảo trên internet, các diễn đàn, hội sinh viên trường học.

Theo mức giá trên thị trường hiện nay, giá thuê trọ cho sinh viên ở ghép tại Việt Nam dao động từ khoảng 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và tiện ích của khu trọ.

2. Tính toán chi phí ở trọ sinh viên sao cho hợp lý

2.1 Vị trí thuê trọ

Chi phí ở trọ sinh viên thường phụ thuộc vào vị trí của căn nhà. Giá thuê trọ sẽ cao hơn nhiều nếu ở vị trí ngay trung tâm thành phố hoặc gần trường khu vực làng đại học. Bạn nên cân nhắc lựa chọn vị trí vừa thuận tiện cho việc đi lại và học tập, vừa phù hợp với ngân sách của mình.

2.2 Diện tích và tiện nghi nhà trọ

Diện tích và tiện nghi nhà trọ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định giá thuê phòng trọ cho sinh viên. Nếu một phòng trọ có diện tích rộng lớn và trang bị đầy đủ các tiện nghi cần thiết đi kèm như nhà tắm, nhà bếp, điều hòa, máy lạnh, máy giặt,... thì chi phí thuê trọ sẽ khá cao. Tùy theo nhu cầu sinh hoạt và mức ngân sách mà bạn có thể chọn một căn phòng trọ vừa đủ với nhu cầu sinh hoạt của mình đồng thời không cần không gian quá rộng rãi để tránh lãng phí tiền thuê trọ.

giá thuê phòng trọ cho sinh viên

Phòng trọ có đầy đủ các tiện nghi thường có chi phí thuê cao (Nguồn: JinJoo Home)

2.3 Số người ở chung phòng trọ

Chi phí sinh viên khi ở trọ có thể giảm đáng kể nếu thuê trọ chung với nhiều người. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc chọn những người có phong cách sống và lối sống tương đồng để tránh mâu thuẫn trong sinh hoạt.

2.4 Phí dịch vụ nhà trọ

Khi thuê căn hộ chung cư, bạn có thể phải trả thêm các phí dịch vụ như tiền điện, nước, vệ sinh khu vực chung, và bảo trì thang máy. Bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng những vấn đề trên trước khi quyết định thuê trọ để tránh những khoản phí không cần thiết.

Sau khi xem xét các yếu tố chi phí, bạn cần tính toán ngân sách của mình để chọn căn nhà hoặc căn hộ phù hợp. Nếu các loại phí khi ở trọ vượt quá khả năng chi trả, bạn hãy suy nghĩ cân nhắc đến các phương án góp phần tiết kiệm chi phí khác như chọn phòng trọ có giá hợp lý hoặc ở chung với nhiều người. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể sử dụng các trang web tìm thuê trọ online để tìm các căn hộ hoặc phòng trọ phù hợp với ngân sách của mình.

3. Những cách tiết kiệm tiền sinh hoạt cho sinh viên ở trọ

Hãy cùng tính toán chi tiêu cơ bản của các sinh viên hiện nay với mức phí trung bình là 3 triệu đồng:

  • Tiền nhà trọ: Nếu ở ghép (bao gồm cả điện nước), chi phí khoảng 1.000.000 VNĐ/tháng.

  • Chi phí ăn uống: 50.000 VND/ngày, tổng cộng 1.500.000 VNĐ/tháng.

  • Tiền đi lại, sách vở: Khoảng 500.000 VNĐ/tháng.

Tổng chi phí cơ bản là 3.000.000 VNĐ/tháng.

Với số tiền này có thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu chi tiêu cho các khoản khác như cà phê, tập gym, mua sắm quần áo thì 3.000.000 VNĐ có thể không đủ. Do đó, việc tiết kiệm và quản lý chi tiêu là rất quan trọng để đảm bảo cuộc sống sinh viên không bị căng thẳng về tài chính.

3.1 Sử dụng tiết kiệm điện nước

Sau tiền thuê phòng, tiền điện và nước là những khoản chi quan trọng mà người thuê nhà thường quan tâm. Để tiết kiệm chi phí, hãy chú ý tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và có dung tích phù hợp. Hãy sử dụng nước vừa đủ theo nhu cầu, tránh việc xả nước chảy liên tục hoặc vặn vòi nước nhỏ giọt, thay vào đó hãy tắt hẳn vòi nước khi không sử dụng. Những thói quen này giúp giảm đáng kể chi phí điện nước hàng tháng.

>> Xem thêm: Mẹo tiết kiệm nước khi ở trọ đơn giản mà hiệu quả

3.2 Tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất

Sách vở, đồ dùng và quần áo còn dùng được cũng nên thanh lý trên các trang mạng xã hội thay vì bỏ đi. Đây là cách nhiều người sử dụng để kiếm thêm thu nhập. Nếu bạn khéo tay, hãy thử làm những món đồ handmade từ đồ dùng cũ hoặc đan khăn, làm thiệp để bán. Dù là những việc nhỏ, chúng cũng giúp bạn tiết kiệm và kiếm thêm một khoản tiền nho nhỏ.

3.3 Tập thói quen nấu ăn hàng ngày, không ăn ngoài

Thay vì ăn sáng và ăn trưa ngoài hàng quán, điều này không chỉ tốn kém mà còn có thể không đảm bảo chất dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm, hãy xây dựng thói quen nấu ăn tại nhà. Dậy sớm hơn một chút để chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa mang theo. Thói quen này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí sinh viên khi ở trọ mà còn duy trì lối sống lành mạnh hơn. Nếu bạn sống cùng người thân, việc nấu ăn cùng nhau cũng có thể tăng cường tình cảm.

chi phí sinh hoạt cho sinh viên

Duy trì thói quen nấu ăn giúp bạn tiết kiệm phí khi ở trọ (Nguồn: Free Candie)

Dưới đây là một số mẹo tiết kiệm tiền sinh hoạt cho sinh viên, giúp bạn quản lý các chi phí khi ở trọ hiệu quả mà không cần đi làm thêm:

  1. Mua hoặc thuê sách cũ: Tìm sách cũ hoặc xin lại từ các anh chị khóa trên và bán lại sách vở, tài liệu khi đã hoàn thành chương trình học cũ để tiết kiệm phần nào chi phí. 

  2. Khi quá đói, đừng nên mua sắm: Tránh đi đến siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi khi đói bụng, bởi vì bạn có thể mua những món không cần thiết. Thay vào đó, hãy ăn trước ở một quán ăn để kiểm soát chi tiêu.

  3. Sử dụng phương tiện giao thông tiết kiệm: Đi bộ, xe buýt hoặc xe đạp thay vì xe máy để tiết kiệm tiền xăng và phí gửi xe.

  4. Tận dụng ưu đãi cho sinh viên: Mua sắm và giải trí ở những nơi có ưu đãi cho sinh viên. Đồng thời, hãy sử dụng gói cước điện thoại dành riêng cho sinh viên.

  5. Giảm chi phí liên quan đến nhà trọ: Nếu không thể giảm phí thuê nhà, hãy tìm cách giảm các chi phí khác. Ví dụ: thương thảo việc sử dụng chung Internet với phòng bên cạnh, dùng đèn tiết kiệm điện, ngắt thiết bị tiêu tốn điện khi không cần, hoặc dùng bếp gas mini thay vì bếp điện.

  6. Học kỳ hè: Đăng ký học kỳ hè để hoàn thành chương trình học sớm và giảm thiểu thời gian tiêu tiền vào những hoạt động không cần thiết.

  7. Sử dụng ứng dụng quản lý tài chính: Theo dõi chi tiêu của bạn bằng các ứng dụng quản lý tiền trên điện thoại để kiểm soát và điều chỉnh ngân sách hiệu quả.

Bằng cách áp dụng những mẹo trên, bạn có thể điều chỉnh chi phí ở trọ sinh viên sao cho phù hợp, thậm chí mỗi tháng chỉ cần khoảng 2 triệu đến 2 triệu rưỡi là đủ để sống thoải mái. Đừng quên theo dõi trang Trọ Mới để đón đọc những bài viết mới nhất trên trang của chúng tôi nhé.

>> Xem thêm: