Tìm người ở ghép và những điều cần lưu ý

Ở ghép hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là sinh viên và người có thu nhập thấp. Hình thức này giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt và thuê trọ hàng tháng. Tuy nhiên, việc ở ghép thường phát sinh khá nhiều vấn đề. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi khi tìm người ở ghép, hãy cùng Trọ mới tham khảo qua bài viết nhé!

1. Có nên chọn bạn ở ghép?

Đối với các bạn sinh viên, người lao động thì ở trọ là điều tất yếu khi đến một hành phố mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để thuê phòng ở một mình, tìm người ở ghép để cũng nhau san sẻ gánh nặng kinh tế là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ở ghép là cách tiết kiệm chi phí trọ sinh viên hiệu quả nhất. Rất nhiều người chọn ở ghép với những người mình đã quen biết, tuy nhiên không ít trường hợp phải ở ghép với người xa lạ. Nam giới thường dễ dàng ở ghép hơn nữ. Nữ giới lại thường khá nhạy cảm, khi tìm bạn ở ghép sẽ tìm hiểu và yêu cầu cao hơn so với nam giới.

Ở ghép tuy giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, tuy nhiên nếu không tìm bạn cùng phòng phù hợp rất dễ xảy ra những sự cố không đáng có. Do đó, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi ở ghép để tránh những điều không như ý.

>> Xem thêm: Nên ở trọ một mình hay ở ghép?

tìm bạn ở ghép trọ

2. Những lưu ý khi tìm bạn trọ ở ghép

2.1 Đăng và tìm thông tin ở ghép online

Có rất nhiều phương pháp để tìm được bạn ở ghép. Các bạn có thể hỏi thăm bạn bè, đăng thông tin lên các trang rao vặt, mạng xã hội,... Một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất chính là đăng tin tìm người ở ghép trên các Website tìm trọ uy tín. Bạn sẽ nhanh chóng tìm được người có nhu cầu ở ghép. Những kênh tìm trọ nổi bật hiện nay có thể kể đến như tromoi.com, nhadepdattot.com,...

Nếu bạn muốn ở ghép, hãy cố gắng tìm hiểu chi tiết nhất về đặc điểm phòng trọ, giá cả và nội quy. Hãy chú ý tìm hiểu trước khi quyết định ở ghép nhé!

>> Xem thêm:

2.2 Tìm hiểu kỹ đối tượng trước khi ở

Tìm đối tượng ở ghép với mình là điều cực kỳ quan trọng. Hãy tìm hiểu thật kỹ về nhân thân, tính cách đối tượng ở ghép với mình để tránh những sự cố không hay có thể xảy ra.

  • Thận trọng trong việc xác định nhân thân: Bạn cần biết được thông tin cơ bản của bạn cùng phòng, những thông tin cơ bản cần năm đó là: tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, ngày tháng năm sinh,... Tốt nhất là hãy ở ghép với người quen hoặc nhờ bạn bè giới thiệu. Hiện nay có rất nhiều trường hợp giả vờ tìm người ở ghép để trộm cắp tài sản. Nắm rõ thông tin của bạn cùng phòng sẽ giúp bạn chủ động hơn nếu không may xảy ra những tình huống xấu.

  • Nên ở ghép với người như thế nào: Đối với các bạn sinh viên, tốt nhất là hãy tìm những bạn cùng trường hoặc cùng lớp để trọ cùng. Bạn cùng lớp hay cùng trường sẽ đảm bảo thời gian sinh hoạt tương đồng và có thể hỗ trợ nhau trong học tập. Bên cạnh đó, hãy thử tìm hiểu trước tính cách, thói quen sinh hoạt hẵn quyết định sống chung.

2.3 Tìm hiểu phòng trọ trước khi dọn đến

Để biết được chính xác tình trạng phòng trọ thì cần trực tiếp đến để nắm được tình hình. Trực tiếp đến xem, bạn có thể biết phòng trọ đã có bao nhiêu người ở, tình trạng phòng ra sao. Bên cạnh đó bạn có thể biết được giao thông ra sao? Tình hình điện nước có thoải mái không? Phòng có sạch sẽ không? Nếu phòng trọ gọn gàng sạch sẽ thì có nghĩa là người sống chung phòng trọ với mình có ý thức và ngược lại.

3. Thống nhất một số nội quy chung

Để sớm ổn định cuộc sống khi ở ghép, các bạn cần thống nhất một số nội quy chung. Đảm bảo trong quá trình sống chung không xảy ra những mâu thuẫn không đáng có.

  • Không tùy tiện dùng đồ của người khác, đảm bảo tính riêng tư.
  • Tránh dẫn ạn khác giới về phòng tiệc tùng hoặc ở lại.
  • Không sinh hoạt ầm ĩ trong phòng, tránh ảnh hưởng bạn cùng phòng.
  • Thời gian tắt đèn buổi tối, tránh ồn ào vào buổi tối.
  • Phân chia thời gian vệ sinh, dọn dẹp phòng ốc.

Đây là những vấn đề rất nhỏ trong sinh hoạt chung nhưng nếu không được thống nhất từ đầu thì sẽ rất khó khăn khi ở ghép. Các bạn cần lưu ý để thống nhất với nhau khi quyết định ở ghép.

3.1 Hạn chế tối đa mua đồ chung

Ngoài những đồ đạc cá nhân sẽ có những đồ đạc sử dụng chung như: Bếp, nồi, quạt máy,… Một lưu ý nhỏ khi ở ghép là hạn chế tối đa mua đồ dùng chung, tránh phiền phức khi một ai đó quyết định chuyển đi. Như vậy, hạn chế mua đồ chung mỗi người trong phòng. Mọi người có thể độc lập tự do mang đi nếu chuyển chỗ ở và không phải phiền phức khi phân chia giá trị của món đồ.

3.2 Nên phân chia ngày dọn dẹp phòng

Mục đích của việc phân chia dọn dẹp phòng là giúp cho không gian sinh hoạt chung luôn được sạch sẽ. Lịch phân chia phải rõ ràng từng công việc, tùy vào giờ giấc của mỗi người để có lịch cụ thể. Mọi người sẽ bố trí, sắp xếp thời gian của mình để thực hiện tốt lịch dọn dẹp. Tránh trường hợp ỉ lại gây những mâu thuẫn không đáng có.

3.3 Nên có một quỹ phòng riêng

Trong sinh hoạt hàng ngày tất nhiên sẽ phát sinh một số vấn đề về tài chính. Chính vì vậy, các bạn nên có một quỹ phòng riêng. Từ đó thuận tiện chi trả một số vấn đề phát sinh đó. Quỹ phòng không nên góp quá nhiều. Mỗi người chỉ cần đóng góp từ 50 đến 100 ngàn là đủ để chi trả những vấn đề cần thiết, phát sinh.

Tìm người ở ghép không phải là công việc khó khăn, tuy nhiên để tìm được người ở ghép phù hợp với mình là điều không hề dễ dàng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm được người ở cùng một cách nhanh chóng và phù hợp với mình. Hiện tại, Trên tromoi.com có rất nhiều tin tìm người ở ghép trên toàn quốc. Ngoài ra, lượng tin đăng cho thuê phòng trọ cũng rất lớn. Nếu bạn có nhu cầu, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi. Bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

chọn người ở ghép

>> Các bài viết liên quan: