10 Cách cách âm phòng trọ đơn giản và hiệu quả nhất
Nếu bạn đang sống trong khu nhà trọ đông đúc, chắc hẳn không ít lần bị tiếng ồn làm phiền. Điều này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ. Để có không gian yên tĩnh hơn, giúp bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần, hãy cùng khám phá những cách cách âm phòng trọ đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây!
1. Sử dụng vật liệu cách âm phòng trọ
1.1 Dùng kính cách âm
Nếu ngôi nhà của bạn có nhiều thiết kế sử dụng kính, hãy cân nhắc lựa chọn kính cường lực hoặc kính dán cách âm để giảm tiếng ồn từ bên ngoài. Loại kính này được cấu tạo từ hai hoặc nhiều lớp kính, ngăn cách bởi thanh đệm nhôm chứa gói hút ẩm. Nhờ đó, lớp chân không bên trong giúp hạn chế tối đa sự truyền âm và truyền nhiệt, mang lại không gian yên tĩnh hơn.
So với những vật liệu khác, cách cách âm phòng trọ bằng kính không chỉ để cách âm hiệu quả mà còn giữ được tính thẩm mỹ cao cho không gian sống. Nếu muốn tăng sự riêng tư, bạn có thể lựa chọn kính một chiều hoặc kính mờ để vừa đảm bảo cách âm vừa tạo sự kín đáo cho sinh hoạt hàng ngày.
1.2 Cách cách âm phòng trọ bằng xốp
Nếu bạn đang tìm kiếm một cách làm đơn giản và tiết kiệm để giảm tiếng ồn trong phòng trọ thì miếng xốp cách âm là lựa chọn đáng cân nhắc. Chỉ cần sử dụng keo dán cố định chúng lên tường hoặc trần nhà, bạn đã có thể hạn chế đáng kể tạp âm từ bên ngoài.
Không chỉ giúp giảm tiếng ồn, miếng xốp cách âm còn được ứng dụng phổ biến trong các không gian như phòng thu, studio nhờ thiết kế bề mặt lồi lõm. Cấu tạo này giúp âm thanh trở nên trong trẻo, rõ ràng hơn, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng.
Quảng cáo
>> Có thể bạn quan tâm: Có nên sử dụng giấy dán tường? Ưu và nhược điểm khi sử dụng
Xốp cách âm giúp hạn chế tạp âm ở bên ngoài (Nguồn: Tiêu âm)
1.3 Dùng miếng dán cách âm phòng
Vì không có quyền sở hữu, người thuê phòng trọ thường gặp khó khăn khi muốn cải thiện khả năng cách âm mà không làm thay đổi kết cấu phòng. Trong trường hợp này, miếng dán cách âm là giải pháp tối ưu, vừa hiệu quả vừa không ảnh hưởng nhiều đến hiện trạng phòng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trao đổi trước với chủ nhà để đảm bảo sự đồng thuận.
Với khả năng hấp thụ âm thanh tốt, miếng dán cách âm giúp giảm tiếng ồn đáng kể khi được dán lên tường hoặc trần nhà. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn miếng dán có độ dày khoảng 5cm, giúp hấp thụ âm thanh từ nhiều tần số khác nhau. Ngoài ra, loại có sẵn lớp keo dính sẽ giúp bạn thi công dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
1.4 Cách cách âm phòng trọ với sơn tường
Sơn cách âm là một loại sơn nước có kết cấu đặc, chứa các phân tử hấp thụ âm thanh, đặc biệt hiệu quả với các âm thanh tần số trung bình như tiếng nói chuyện, tiếng TV hay nhạc nhẹ.
Một trong những loại sơn cách âm phổ biến hiện nay là Acoustic Oat, được đánh giá cao nhờ chứa các chất độn và nhựa giúp giảm tiếng ồn. Ngoài khả năng cách âm, sơn này còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chi phí của sơn cách âm có thể cao gấp 3 lần so với sơn thông thường, trong khi hiệu quả cách âm vẫn kém hơn một số vật liệu chuyên dụng khác.
Sử dụng sơn cách âm khi xây phòng trọ (Nguồn: Duraflex)
2. Cách cách âm phòng trọ nhờ bố trí đồ đạc, nội thất
Rèm, màn trang trí
Không chỉ giúp chắn nắng, phân chia không gian hay tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, rèm cửa và màn chắn còn có khả năng hấp thụ một phần âm thanh, giúp giảm tiếng ồn hiệu quả. Để tối ưu hóa tác dụng cách âm, bạn nên để rèm hơi chùng thay vì kéo căng hoàn toàn. Ngoài ra, sử dụng rèm kéo nhiều lớp sẽ giúp tăng khả năng cách âm đáng kể, đồng thời tạo chiều sâu và điểm nhấn cho không gian.
>> Xem thêm: Cách tiết kiệm không gian phòng trọ
Tấm chắn cửa
Những tấm chắn cửa (door sill hoặc door sweep) là cách hiệu quả để bịt kín các khe hở ở cửa ra vào và cửa sổ, giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài lọt vào phòng. Hiện nay, chắn cửa được làm từ nhiều loại vật liệu như cao su, inox, gỗ, thậm chí có thể kết hợp nhiều chất liệu để tăng cường khả năng cách âm.
Bên cạnh tấm chắn dưới cửa, bạn có thể lắp thêm gioăng cao su quanh khung cửa để hạn chế âm thanh truyền qua các khe hở tiếp giáp giữa cánh cửa và khung.
Vải thảm trước cửa ra vào
Một cách cách âm phòng ngủ đơn giản nhưng ít ai để ý chính là trải thảm trước cửa ra vào. Những loại thảm dày như nỉ, len không chỉ giúp giữ vệ sinh, trang trí không gian mà còn có tác dụng cách âm hiệu quả.
Thảm giúp bịt kín khe hở dưới cửa, giảm tiếng ồn lọt vào phòng, hạn chế ma sát giữa cánh cửa và sàn nhà. Đồng thời, nó còn làm cho bước chân trở nên êm ái hơn, tạo không gian yên tĩnh và thoải mái hơn cho giấc ngủ.
Giá sách
Do tường phòng trọ thường được xây khá mỏng để tiết kiệm chi phí, khả năng cách âm kém khiến tiếng ồn dễ lọt vào. Một cách khắc phục hiệu quả là sử dụng giá sách hoặc tủ sách cao, tốt nhất là kịch trần, để tạo thêm một lớp ngăn cách giữa phòng bạn và các phòng bên cạnh.
Những cuốn sách khi được sắp xếp trên kệ sẽ hoạt động như một lớp hấp thụ âm thanh tự nhiên, giúp giảm tiếng ồn đáng kể. Đây không chỉ là cách cách âm đơn giản, tiết kiệm mà còn giúp không gian trở nên gọn gàng, đẹp mắt hơn.
Bố trí giá sách cách âm ở phòng trọ (Nguồn: Happynest)
Cách làm cách âm phòng trọ khi thiết kế, xây dựng
Để đảm bảo phòng trọ có khả năng cách âm tốt ngay từ khi thiết kế và xây dựng, chủ đầu tư cần chú trọng vào việc lựa chọn vật liệu và bố trí hợp lý. Trước hết, hãy sử dụng gạch bê tông nhẹ, gạch chống ồn hoặc tường hai lớp với lớp không khí hoặc vật liệu tiêu âm ở giữa sẽ giúp giảm đáng kể âm thanh truyền qua.
Bên cạnh đó, hệ thống cửa cũng cần được quan tâm. Chủ nhà nên ưu tiên cửa gỗ đặc hoặc cửa nhôm kính cách âm và lắp gioăng cao su để bịt kín các khe hở, ngăn tiếng ồn lọt vào. Đối với sàn nhà, việc sử dụng sàn gỗ, thảm dày hoặc lót cao su non dưới nền gạch sẽ giúp hạn chế âm thanh vọng lại. Việc áp dụng các biện pháp này ngay từ đầu sẽ giúp không gian phòng trọ trở nên yên tĩnh, thoải mái hơn, mang đến trải nghiệm sống tốt hơn cho người thuê.
Hy vọng với những thông tin về cách cách âm phòng trọ hiệu quả mà Trọ mới đã chia sẻ như trên, bạn sẽ tìm được phương án phù hợp nhất cho không gian sống của mình.
>> Các bài viết liên quan: