CÁCH PHÒNG TRÁNH LỪA ĐẢO KHI THUÊ PHÒNG TRỌ

Không ít kẻ xấu lợi dụng những bạn tân sinh viên mới “chân ướt, chân ráo” lên thành phố nhập học để lừa đảo.

Dưới đây là một số lưu ý cơ bản bạn cần nhớ trước khi quyết định đi thuê phòng trọ nhà trọ để hạn chế tối đa rủi ro:

Tham khảo ý kiến các anh chị đi trước

NativeAd from Google

Những anh chị đi trước là những người cũng từng giống như mình. Cũng đã từng cảm thấy xa lạ và mới mẻ. Nhưng thời gian sống lâu dần đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Trong đó có cả những địa chỉ thuê trọ uy tín hay giá rẻ.

Nếu bạn là sinh viên thì nên hỏi ý kiến của các anh chị khóa trước. Hoặc nếu có thể thì xin ở chung cũng được. Tiền thuê nhà trọ cũng được tiết kiệm một khoản. Còn nếu là dân lao động thì nên hỏi những người làm chung. Như vậy sẽ có bạn đồng hành khi sống xa nhà.

Gõ địa chỉ phòng trọ lên Google xem có từng bị "bóc phốt"

 Xác định chính chủ trước khi đặt cọc thuê phòng trọ

Không ít kẻ xấu lợi dụng những bạn tân sinh viên mới “chân ướt, chân ráo” lên thành phố nhập học để lừa đảo. Chúng sẽ dẫn khách thuê tới những căn phòng trọ có bề ngoài tươm tất, tiện nghi khi vắng chủ nhà. Nếu có ý định muốn vào trong phòng xem, kẻ xấu sẽ lấy lý do khách thuê đi vắng nên chưa thể vào trong xem. 

Bằng các chiêu thức mồi chài như “giá thuê không đâu rẻ bằng”, “rất nhiều người đang hỏi thuê phòng”,... không ít bạn sinh viên ưng ý mà sẵn sàng cọc tiền. Thế nhưng đến ngày chuẩn bị dọn đồ vào ở thị “chủ trọ” dởm đã cao chạy xa bay với khoản tiền cọc còn các bạn sinh viên thì ngơ ngác không biết “đi đâu về đâu”.

Yêu cầu đặt cọc cho thuê phòng trọ

Chiêu thức đặt cọc để giữ phòng là cách làm có từ rất lâu. Tuy nhiên, tình trạng này có hai mặt. Người tốt giữ đúng lời hứa và cả kẻ xấu lợi dụng để lừa gạt tiền của người thuê trọ.

Với các chiêu quảng cáo nhà trọ đẹp, giá rẻ, có đầy đủ điện nước, wifi, nhà vệ sinh riêng… Từ đó yêu cầu khách phải đặt cọc để giữ phòng. Nhưng sau khi nhận phòng lại khác. Như phòng không đúng lúc xem, đưa ra các mức chi phí khác… để ép bạn phải bỏ tiền cọc.

Đọc kỹ hợp đồng cho thuê phòng trọ

Hỏi ra các yêu cầu như: quy định, giờ giấc, tiền thuê có tăng không, các chi phí bao lâu sẽ tăng, hư hỏng thiết bị trong nhà trọ ai sẽ chi… Nhất là phần nội dung trong bảng hợp đồng thuê nhà trọ phải cần chi tiết càng tốt.

Tìm hiểu rõ ràng danh tính người ở ghép

Rất nhiều bạn sinh viên muốn tiết kiệm tiền thuê phòng trọ bằng cách ở ghép. Lợi dụng điều này mà nhiều kẻ xấu giả dạng thành người cần ở ghép rồi nhân lúc bạn sơ hở ngang nhiên cuỗm hết tài sản rồi “biệt vô âm tín”. Đến khi mọi chuyện vỡ lở bạn cũng khó lòng tìm được kẻ lừa đảo vì từ tên gọi, giấy tờ tùy thân đều là giả.