Sinh viên có nên đi làm thêm không?

1. Lý do sinh viên nên đi làm thêm
1.1 Có thêm thu nhập
Vấn đề tài chính luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc đi làm thêm của hầu hết các sinh viên đang đi học trên giảng đường. Nhiều bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn, để duy trì việc học với mức học phí luôn tăng lên mỗi năm, các bạn buộc phải tìm thêm việc làm ngoài giờ để trang trải phụ giúp gia đình.

Mặc khác, một số bạn kinh tế gia đình ổn định vững vàng vẫn lựa chọn cho mình một công việc làm thêm. Vì sao vậy? Có thể các bạn muốn được tự chủ tài chính hơn, có thêm nguồn thu nhập của riêng mình và học cách tự lập kiếm tiền từ khi còn trẻ chẳng hạn.

Dù bạn có hoàn cảnh như thế nào, nguyên nhân chung vẫn là có thêm nguồn thu nhập khác khi tận dụng thời gian trống không đi học của mình. Vậy thì sinh viên có nên đi làm thêm không? Câu trả lời dĩ nhiên là nằm ở bạn rồi!

1.2 Học được cách quản lý tiền
Đây là kỹ năng khá quan trọng đối với những bạn đang theo học về tài chính, ngân hàng hay kế toán,… Tuy nhiên khả năng quản lý tiền luôn rất cần thiết cho tất cả mọi người.
Thu nhập có từ những công việc partime luôn không cao, chỉ có thể dao động từ 1 triệu đến 3 triệu mỗi tháng vì sự hạn hẹp của thời gian bạn bỏ ra với công việc. Partime được chi trả lương theo giờ, mức trung bình trả lương cho công việc này hiện nay từ 19 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng tùy tính chất công việc.

Ngoài ra không có khoản phụ cấp nào thêm cho partime, chính vì thế thu nhập thấp nghĩa bạn cần học cách quản lý tài chính cá nhân hàng tháng. Khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành, không thể cứ xin tiền từ ba mẹ khi yêu thích mua một món đồ nào đó. Do đó những công việc làm thêm thời sinh viên là nguồn thu nhập giúp bản thân đạt được những điều mình muốn nhanh nhất.


1.3 Biết cách quản lý thời gian
Khi bạn vừa đi làm vừa đi học, thời gian quả thật rất bận rộn và cần bạn phải biết sắp xếp một cách linh hoạt để đảm bảo mọi thứ được vận hành trơn tru nhất. Đó chính là kỹ năng quản lý thời gian mà bạn sẽ học được khi lựa chọn làm thêm ngoài giờ.
Lịch học trên giảng đường không phải lúc nào cũng cố định như thời còn là học sinh cấp 3. Bạn phải đăng kí lịch theo môn, theo tín chỉ và phải có một thời khóa biểu cho riêng mình mỗi học kì. Chính lẽ đó, kỹ năng quản lý thời gian hợp lí giữa học và làm trở nên rất quan trọng.

Tuy nhiên đừng sắp xếp giữa việc học – làm kín cả một tuần, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không có thời gian nghỉ ngơi cho mình đấy. Hãy điều chỉnh mọi công việc một cách thông minh nhất và dành ít thời gian thư giãn cho bản thân nhé!
1.4 Sắp xếp thời gian khoa học và hợp lý
Như Trọ Mới đã nói ở trên, hãy biết điều phối thời gian giữa học và làm sao cho hợp lý mà bạn cũng còn thời gian để nghỉ ngơi.
Ai cũng hiểu, khi lao vào việc kiếm tiền, ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của mỗi người. Nhưng làm việc quá sức cộng thêm học hành trên trường căng thẳng sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi và thậm chí stress dẫn đến suy nhược cơ thể. Do đó cần biết lập cho mình một thời khóa biểu thông minh, học hành và làm việc một cách vừa phải.

Một phương pháp giúp bạn có thể tham khảo khi sắp xếp lịch cho bản thân là bạn hãy đăng ký làm việc với 3 ngày làm và 1 ngày nghỉ. Công việc partime không đòi hỏi sự cố định, do đó bạn được quyền thoải mái đăng kí ca, tuy nhiên khi đi làm cũng cần tham khảo giờ giấc làm việc của người khác để tránh gây ảnh hưởng đến mọi người nhé.

1.5 Ít suy nghĩ lung tung
Sinh viên có nên đi làm thêm không? Câu hỏi này rất phù hợp với những bạn có tính cách ưa suy nghĩ nhiều và lung tung khi rảnh rỗi. Công việc bận rộn giữa học tập và làm việc sẽ giúp bạn hạn chế việc để đầu óc mình “trôi lơ lửng” hơn đấy.
Nếu bạn đã quyết định đi làm thêm khi còn là sinh viên, bạn sẽ phải luôn giữ cho mình đầu óc tập trung. Đây có thể là giải pháp hữu hiệu giúp bạn cải thiện thói quen ưa suy nghĩ của mình, hạn chế sự mất tập trung và giúp bạn có nhiều năng lượng tích cực hơn trong cuộc sống.

1.6 Cánh cửa nghề nghiệp tương lai mở rộng
Công việc làm thêm hiện nay vô cùng đa dạng và mở rộng. Các bạn sinh viên được tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể nhất là ở lĩnh vực F&B (Food and Beverage), các bạn sẽ được học cách phục vụ khách hàng, pha chế, chế biến sản phẩm và đem đến cho những vị “thượng đế” những trải nghiệm tốt nhất.

Đây sẽ là môi trường đào tạo cho bạn những kỹ năng mềm vô cùng tốt và hiệu quả. Không những thế, bạn sẽ được gặp gỡ vô vàng những người lạ mà có khi một trong số họ sẽ đem đến cho bạn một công việc tương lai đầy hứa hẹn khi bạn tốt nghiệp ra trường chẳng hạn.
Những công việc làm thêm cho sinh viên thường không đòi hỏi kinh nghiệm và chuyên môn trong ngành, do đó bạn dễ dàng có thể xin ứng tuyển ngay. Đôi khi lựa chọn làm thêm nhưng không ít người đã định hướng cho bản thân con đường đi sau này của mình đấy.


1.7 Rèn luyện sự tự tin
Quyết định của một sinh viên có nên đi làm thêm không, là bước ngoặt để bạn tiến gần hơn với sự thay đổi trong bản thân của mình. Khi bạn va chạm vào những công việc trong xã hội chính là lúc bạn cho phép mình mở rộng vùng an toàn nhiều hơn.
Đây có lẽ là giải pháp khá tốt dành cho những bạn có tính cách hướng nội, vì khi đi làm thêm bạn buộc phải cho mình sự tự tin để giao tiếp, ứng xử với rất nhiều người. Song song đó, khi bạn làm việc và kiếm được những đồng lương đầu tiên trong cuộc đời, bạn sẽ có thêm nhiều tự tin hơn với chính bản thân mình.

1.8 Rèn luyện tổng thể các kỹ năng
Những kỹ năng khi bạn học trên ghế nhà trường đa phần đều sẽ “nghe tai này ra tai kia”, do đó môi trường làm thêm chính là nơi giúp bạn rèn luyện những kỹ năng đã được học.
Bạn có thể tích lũy cho mình những kỹ năng cơ bản như quản lý thời gian, làm việc nhóm, quản lý công việc hiệu quả, kỹ năng độc lập,… Những công việc làm thêm ngoài giờ sẽ phát sinh vô vàn tình huống mà bạn phải đối mặt và xử lý, chính vì thế bạn được thực hành liên tục và hình thành cho mình những kỹ năng tổng thể vững chắc sau này.

1.9 Giúp CV của bạn hoàn thiện hơn
Chắc hẳn, khi mới tốt nghiệp ra trường, bạn không thể nào có đủ thành tích hay kinh nghiệm làm việc để viết CV ứng tuyển một cách tự tin nhất. Chính những công việc làm thêm khi bạn còn đi học này sẽ giúp CV của bạn trở nên nhiều màu sắc hơn.
Sinh viên có nên đi làm thêm không? Lúc này bạn đã có một lí do vô cùng hợp lý để thuyết phục bản thân và gia đình mình rồi phải không nào? Không những làm đẹp CV mà bạn còn để lại nhiều điểm sáng trong mắt nhà tuyển dụng từ những công việc bạn làm thêm nữa. Do đó đừng bỏ lỡ những năm tháng khi còn là sinh viên bạn nhé.
1.10 Mở rộng các mối quan hệ
Cái “được” mà bạn có từ những công việc làm thêm đó chính là mối quan hệ. Mở rộng những quan hệ ngoài xã hội sẽ giúp bạn có thêm không ít bạn bè hay có khi là đối tác công việc sau này.
Khi bạn cần biết sinh viên có nên đi làm thêm không thì nên suy nghĩ xem lợi ích có được từ công việc làm thêm bạn chọn là gì. Khi quan hệ mở rộng, cơ hội phát triển bản thân của bạn sẽ được vững vàng hơn, dù lúc này bạn không nghĩ họ sẽ giúp ích được gì cho bạn nhưng đâu ai biết được tương lại lại khác.

1.11 Sống thực tế
Đây có lẽ là thực trạng chung của xã hội công nghệ 4.0, 5.0. Con người tiếp xúc với mạng xã hội, thế giới ảo một cách dễ dàng khiến các thế hệ trẻ có lối sống không mấy thực tế.
Quyết định đi làm thêm sẽ giúp bạn phần nào ý thức được thực tại con người ngày nay ra sao, cuộc sống có giống với phim ảnh hay tiểu thuyết viết hay không? Sống thực tế giúp bạn hiểu rõ được mình là ai, mình cần làm gì và suy nghĩ ra sao. Lý do này đủ khiến bạn trả lời câu hỏi sinh viên có nên đi làm hay không chưa?

1.12 Có nề nếp hơn
Tuy là công việc làm thêm ngoài giờ nhưng mỗi công việc đều có quy tắc và tính kỷ luật riêng của nó. Khi bạn lựa chọn đi làm thêm, tức là bạn cần phải học cách tuân theo những quy định mà nơi làm việc đã lập ra.
Bạn sẽ hạn chế được lối sống vô tư phóng khoáng của mình, thay vào đó là các thói quen trong việc sắp xếp thời gian, kế hoạch công việc, sắp xếp đồ đạc sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng hơn. Những thói quen này đôi khi còn ghi điểm trong mắt bố mẹ nữa đấy, chắc hẳn họ sẽ có cái nhìn khác hơn về bạn.

1.13 Phát hiện ra nhiều điều tiềm ẩn của bản thân
Từ nhỏ đến lớn chúng ta luôn được nuôi dạy trong sự bảo bọc của ba mẹ, chính vì vậy không ít bạn trẻ ngày nay vẫn còn ngơ ngác về điểm mạnh điểm yếu của bản thân.
Cách giáo dục của các bậc phụ huynh không hề xấu, tuy nhiên khi quá thương yêu con cái thì có lúc sẽ phản lại tác dụng. Trong những trường hợp này, quyết định chọn một công việc làm thêm là điều tốt nhất để phát hiện ra những tiềm ẩn của bạn. Có thể bạn rất giỏi pha chế hay nấu ăn khi làm việc ở một quán cafe hay nhà hàng tư nhân nào đó chẳng hạn.

1.14 Có nhiều cơ hội phát triển bản thân
Nếu bạn còn băn khoăn sinh viên có nên đi làm thêm không thì hãy xem thử lý do này: Những công việc ngoài giờ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển bản thân.

Vì sao lại nói thế? Bởi khi bạn quyết định đi làm, đồng nghĩa bạn muốn kiếm tiền bằng chính sức lực của mình. Đó là lúc bạn tìm thấy sự trưởng thành trong chính công việc bạn chọn, bạn sẽ độc lập nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn và kỷ luật nhiều hơn.


1.15 Có thêm kinh nghiệm và kỹ năng sống
Thật may mắn nếu bạn có thể tìm thấy một công việc làm thêm đúng với chuyên ngành mà bạn lựa chọn trên giảng đường. Như vậy bạn sẽ tích góp được nhiều kinh nghiệm hơn về nghề mình chọn trước khi tốt nghiệp ra trường làm chính thức.
Tuy nhiên không phải ai cũng được thuận lợi như vậy, nhưng dù bạn có làm thêm trái ngành hay ra sao nữa thì đây vẫn là công việc phụ mà thôi. Mục đích chính bạn cần làm khi còn là sinh viên vẫn là học tập do đó bạn làm công việc gì thì nên xem xét và lợi ích mà nó đem lại. Những công việc làm thêm chủ yếu giúp bạn rèn luyện nhiều hơn về các kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kinh nghiệm thực tiễn khi giao tiếp với người khác.

1.16 Kỹ năng trả lời phỏng vấn
Bước phỏng vấn là tấm vé giúp bạn đến gần hơn với công việc mình mong ước khi tốt nghiệp ra trường. Chính vì vậy, từ những công việc làm thêm nhỏ bạn cũng được trải nghiệm cảm giác phỏng vấn xin việc giống như vậy.
Bạn cần rèn luyện nhiều hơn cách giao tiếp và rèn luyện được cách trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp cho mình, công việc làm thêm sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự tự tin, cách nhận biết cái nên nói và cái không nên nói khi phỏng vấn ứng tuyển. Do đó hãy chuẩn bị cho mình tinh thần thật tốt và dù là xin một công việc làm thêm ngoài giờ vẫn cần kỹ năng phỏng vẫn tốt bạn nhé.

2. Những hạn chế khi đi làm thêm
Bên cạnh những lợi ích của việc đi làm thêm thì để trả lời khách quan cho câu hỏi sinh viên có nên đi làm thêm không thì bạn cũng nên biết mặt hạn chế của những công việc này.
Hãy nhớ rằng, khi bạn là sinh viên có nghĩa nhiệm vụ chính của bạn là học tập thật tốt để có được một tấm bằng tốt nghiệp cũng như bảng điểm đẹp. Công việc làm thêm cũng chỉ dừng ở tính chất “thêm” của nó mà thôi, đừng ỷ y quá nhiều vào việc cần kiếm tiền mà bỏ dở con đường học tập sự nghiệp của mình sau này. Dưới đây là những điểm hạn chế của việc làm thêm bạn cần biết:

2.1 Chiếm dụng thời gian học tập
Ban đầu khi đi làm, có thể bạn sẽ thấy rất dễ dàng sắp xếp giờ giấc học tập và làm việc, tuy nhiên khi dần qua các năm 2, năm 3, năm 4 đại học hoặc cao đẳng. Bạn sẽ thấy rằng môn học càng ngày càng tăng, lượng kiến thức chuyên môn càng nặng buộc bạn phải tập trung nhiều hơn.
Công việc làm thêm sẽ không hề giảm đi bởi các nhà tuyển dụng đâu ai muốn tuyển nhân viên mà thời gian làm quá ít ỏi, chính điều này sẽ là nguyên nhân chiếm dụng thời gian học của bạn. Lúc này bạn cần lựa chọn, học tập quan trọng hơn hay công việc làm thêm tạm thời này quan trọng hơn, hoặc bạn phải tìm công việc khác mang tính chất nhẹ nhàng cho bạn hơn.

2.2 Dễ bị thu hút bởi đồng tiền
Đồng tiền luôn khiến người ta bị hấp dẫn, nhất là những sinh viên mới được bước chân ra đời và kiếm về cho mình đồng lương đầu tiên. Rất nhiều trường hợp đã bỏ ngang việc học, xin bảo lưu chỉ để tập trung việc kiếm tiền.
Tuy nhiên đâu phải ai cũng thành công từ quyết định đầy rủi ro như thế. Do đó, bạn cần phải giữ tinh thần tỉnh táo và sáng suốt để cân đong đo đếm cái nào thiệt cái nào hơn. Kiếm tiền tốt, nhưng mục tiêu quan trọng thời còn là sinh viên của bạn không phải kiếm tiền.

2.3 Dễ đánh mất đi cơ hội thăng tiến sau này
Khi bạn có cơ hội được học đại học, cao đẳng, đồng nghĩa bạn sẽ có một tấm bằng tri thức làm tầm vé cho những công việc triển vọng sau này. Đừng dại dột bỏ ngang con đường đó bởi quyết định bây giờ có thể khiến bạn hối hận về sau.
3. Sinh viên có nên đi làm thêm không?
Để trả lời cho câu hỏi sinh viên có nên đi làm thêm không, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa những thứ “được” và “mất” khi làm công việc trên.

Bạn cần xác định mục tiêu của bản thân là sẽ làm một công việc liên quan đến ngành học hay sẽ làm bất cứ công việc gì chỉ cần có thu nhập. Có thể đôi khi bạn cảm thấy chán nản và không muốn học nữa. Bạn cho rằng ngành bạn học bây giờ không hợp với bạn, tuy nhiên ông bà thường hay nói “thà có hơn là không có gì”. Khi bạn có được một tấm bằng đại học, cao đẳng thì con đường sự nghiệp của bạn sẽ càng rộng mở, thuận lợi hơn ngay cả khi bạn làm việc trái ngành.