3 Cách giúp sinh viên chọn bạn cùng phòng hợp "gu"

Sinh viên xa nhà lên thành phố sinh sống và học tập, việc tìm bạn chung phòng trọ là một trong những nhu cầu khá phổ biến. Không phải ai cũng may mắn tìm được cho mình một người bạn trọ cùng “chí hướng”. Cũng có không ít những trường hợp các bạn sinh viên không có kỹ năng chọn bạn cùng phòng nên dẫn đến những sự cố đáng tiếc không mong muốn. Vậy những sự cố đó là gì và làm sao để tìm bạn cùng phòng cho phù hợp? Câu trả lời có ngay bên dưới đây, mời bạn cùng theo dõi nhé!

Tại sao sinh viên xa nhà thuê phòng trọ phải tìm bạn trọ để ở cùng? 

Tiết kiệm chi phí, đây là suy nghĩ đầu tiên khiến các bạn sinh viên muốn tìm bạn để cùng thuê phòng trọ giá rẻ. Nhiều bạn sinh viên mong muốn có bạn thân ở cùng phòng trong khoảng thời gian xa nhà, đến một thành phố lạ sinh sống để học tập và làm việc để cùng nhau chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống. Đây là 2 nguyên do chính trong số muôn vàn những lí do mà sinh viên muốn tìm bạn trọ. Tuy nhiên, không phải bao giờ tìm bạn trọ để ở cùng cũng là điều dễ dàng. Việc ở chung phòng trọ với một người xa lạ, kể cả là bạn thân cũng thường xuyên xảy ra những chuyện khiến bạn “không khỏi ngỡ ngàng”. Vậy có một gợi ý lớn và khá quan trọng mà bạn nên lưu tâm đó là, trước khi cùng nhau thuê phòng trọ, hãy có một bản hợp đồng “ở thử” trong một khoản thời gian trước khi vào “ở chính thức”. Vì sao vậy? Đây là thỏa thuận hợp lý mà bạn nên làm để tránh trường hợp đôi bên không phù hợp để ở cùng hay trong quá trình ở chung có xảy ra mâu thuẫn.

1. Cẩn thận thuở ban đầu, “mất lòng trước, được lòng sau”

Chọn bạn để ở cùng phòng là một “công đoạn” quan trọng, mang tính rủi ro cao nếu bạn không có những thỏa thuận bước đầu. Việc xây dựng một bản hợp đồng “ở thử” với đầy đủ các điều khoản nhỏ về yêu cầu và thỏa thuận chung khi ở cùng là một cách thông minh để tránh những điều không hay có thể xảy ra trong quá trình ở ghép. Giả sử bạn sẽ chuẩn bị tinh thần với những điều khoản đã được quy định trong bản thỏa thuận chung thì sẽ không mất nhiều thời gian để tranh cãi khi sự việc nào đó xảy ra ngoài ý muốn.

Hãy hình dung việc ở ghép như việc bạn sống cùng một ai đó trong một khoảng thời gian, có thể ngắn hoặc dài nhưng điều quan trọng là, những người bạn ở trọ cùng bạn sẽ là người san sẻ từng miếng ăn, giấc ngủ và trò chuyện cùng bạn, mỗi ngày. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến quá trình sống, làm việc và học tập của chính bạn. Do đó việc chọn lựa và nghiêm khắc trong việc chọn lựa bạn trọ là điều nên làm. Đặc biệt là thời gian ban đầu khi mới ở cùng, bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về thói quen, sở thích cũng như các mối quan hệ của người bạn cùng phòng có phù hợp với mình hay không. Hãy lấy một ví dụ cụ thể: Chẳng hạn như người bạn cùng phòng của bạn có thói quen hút thuốc, hay tùy tiện dẫn người lạ về phòng, dù đã được nhắc nhở nhưng vẫn không “từ bỏ”, vậy bạn có muốn ở lâu dài, thậm chí là vài năm với người bạn trọ này không?

2. Phân chia chi tiêu hợp lý 

Đây là một yêu cầu không kém phần quan trọng trong quá trình chọn bạn ở trọ cùng. Việc phân chia chi tiêu hợp lý, cụ thể và rõ ràng là cách khoa học nhất để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có. Tranh chấp hay xảy đến nhất là khâu phân chia lương thực. Bạn cần phải lưu ý vấn đề này. Một gợi ý cho bạn đó là đóng quỹ chung và phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Sẽ hợp lý hơn nữa nếu bạn có quy định cụ thể nếu ai mắc lỗi sẽ phải chịu “hình phạt” gì, và bạn cùng bạn trọ phải nghiêm túc thực hiện hình phát đã thống nhất chung.

Việc ở ghép mang lại khá nhiều phức tạp nhất là khi các bạn phải chi trả tiền thuê phòng trọ, tiền điện nước, tiền wifi,…và nhiều chi phí sinh hoạt khác cùng với nhau. Nếu không có mức hạn định rõ ràng thì rất dễ gây khó khăn trong quá trình ở ghép.

3. Có ý thức tiết kiệm, giữ gìn tài sản chung

Tiết kiệm là một tinh thần quan trọng cần có khi bạn ở ghép cùng người khác, kể cả khi bạn đang chọn thuê phòng trọ giá rẻ. Bởi vì càng tiết kiệm về chi phí sinh hoạt chung, bạn sẽ càng giảm thiếu tối đa mức chi phí phải chi trả cho chủ nhà. Tài sản của phòng trọ thuộc quyền sở hữu của chủ nhà thì nên tuyệt đối giữ gìn để tránh ảnh hưởng đến bạn cùng phòng. Điều này cũng phải được quy định cụ thể và rõ ràng trong bản hợp đồng đã đề cập phía trên. Đặc biệt và quan trọng hơn cũng phải được nhắc đến ở đây đó là bản thân bạn nên là một người chấp hành tốt những điều được liệt kê trong bản thỏa thuận.

 

Trên đây là một số lưu ý mà bạn nhất định nên thử qua khi bắt đầu tìm bạn ở ghép. Việc tìm phòng trọ giá rẻ nay đã trở nên quá dễ dàng với trang tromoi.com Còn về vấn đề tìm bạn trọ để ở cùng, thì có lẽ chỉ bạn mới có thể giúp đỡ chính mình thôi. Hãy thử ngay các gợi ý trên của Cẩm nang mua bán nhé. Nếu tìm được một người bạn trọ đạt cả 3 yếu tố trên qua thời gian ở thử, vậy thì chúc mừng bạn, bạn đã tìm được bạn trọ phù hợp!