BỊ PHẠT ĐẾN 30 TRIỆU ĐỒNG NẾU CHỦ NHÀ TRỌ CỐ TÌNH THU TIỀN ĐIỆN CAO HƠN QUY ĐỊNH
Theo quy định mới hiện nay tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Như vậy chủ nhà trọ có hành vi thu tiền điện cao hơn giá quy định; thì bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng. Bởi đây là hành vi thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ; để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Nếu so với Nghị định 134/2013/NĐ-CP trước đây; thì mức phạt tiền tối đa với hành vi này chỉ dừng lại ở mức là 15 triệu đồng.
Đồng thời, người cho thuê thu lợi bất hợp pháp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; do thực hiện hành vi vi phạm cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.
Tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm khác về sử dụng điện
Ngoài ra, Nghị định 17/2022/NĐ-CP còn quy định tăng nhiều lần mức xử phạt với các hành vi vi phạm về sử dụng điện so với quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, cụ thể:
– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện. (Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng)
– Phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với các hành vi:
+ Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện.
+ Tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.
(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng)
– Phạt từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa; di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện. (Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng)
– Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu, khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật. (Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng)
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng với hành vi:
+ Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sợ đồ đấu dây).
+ Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.
(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng)
– Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng; đối với hành vi vi phạm của khách sử dụng điện lớn:
+ Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
+ Sử dụng trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để đấu nối vào lưới điện quốc gia.
+ Không thực hiện các lệnh thao tác của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.
+ Không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện; do sự cố bất khả kháng.
+ Không thực hiện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, SCADA/EMS/DMS, đo đếm điện năng theo quy định.
(Trước đây, mức phạt với hành vi này là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng)
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP mức xử phạt trên áp dụng với cá nhân; trường hợp tổ chức vi phạm, mức xử phạt gấp 2 lần đối với cá nhân.
Như vậy tổng số tiền phạt mà chủ nhà trọ có thể chịu nếu không làm theo đúng các quy định lên đến 30 triệu đồng. Vậy nên các chủ nhà trọ để tránh mất tiền oan thì hãy luôn làm theo các quy định của pháp luật nhé. Người thuê trọ cũng nên theo dõi và báo cáo các trường hợp chủ nhà trọ nơi mình đang thuê có hành vi thu tiền điện cao hơn mức quy định là 2.500 đồng/kWh để đảm bảo quyền lợi cho chính mình nha.